Sự thay đổi trong các giai đoạn phát triển của thai nhi suốt thai kỳ

Mang thai và làm mẹ là 1 trong những thiên chức mang lại nhiều hạnh phúc nhất cho phụ nữ. Trong quá trình mang thai mỗi mốc phát triển của em bé cũng khiến mẹ cảm thấy hồi hộp và chờ đợi. Hãy cùng tìm hiểu sự thay đổi trong các giai đoạn phát triển của thai nhi suốt 9 tháng để thấy được em bé lớn lên từng ngày như thế nào nhé!

1. Các giai đoạn phát triển của thai nhi theo từng tháng tuổi

1.1. Tháng thứ nhất

Đây là giai đoạn đầu tiên, khi trứng đã thụ tinh phát triển, một túi kín xung quanh phôi thai dần dần chứa đầy chất lỏng được hình thành chính là  là túi ối –  túi đệm cho phôi thai phát triển về sau. Ngoài ra nhau thai cũng được hình thành và phát triển nhanh chóng.

Ở tháng thứ nhất thai kì, phôi thai bắt đầu hình thành cấu trúc khuôn mặt và cổ. Cùng với sự phát triển của tim và mạch máu thì các cơ quan nội tạng khác như phổi, dạ dày, gan cũng bắt đầu hình thành.  Trong tháng đầu tiên thai nhi có kích thước khoảng 2mm.

Sự thay đổi trong các giai đoạn phát triển của thai nhi suốt thai kỳ

Các giai đoạn phát triển của thai nhi là mối quan tâm hàng đầu của mẹ

1.2. Tháng thứ 2

Lúc này các đặc điểm trên khuôn mặt bé tiếp tục phát triển như  mí mắt và tai đang được hình thành, tay và chân của bé cũng đang dần dài ra.

Trong tháng này, ống thần kinh  cũng như đường tiêu hóa và cơ quan cảm giác cũng bắt đầu phát triển. Bên cạnh đó, xương cũng bắt đầu thay thế cho sụn. Vào khoảng tuần thứ 6 bé đã có nhịp tim. Thai nhi 2 tháng tuổi sẽ có kích thước cỡ tương đương một hạt đậu và dài khoảng  hơn 1.6cm.

1.3. Tháng thứ 3

Lúc này, phần tai ngoài đang  được hình thành đây cũng còn là sự khởi đầu của việc hình thành răng, các cơ quan sinh sản đang phát triển. Ngoài ra các bộ phận ở tay và chân của em bé đã được hình thành đầy đủ, móng tay và móng chân đang bắt đầu phát triển. Khi được 3 tháng tuổi em bé sẽ nặng khoảng 25gr và có kích thước khoảng 8,7cm.

1.4. Tháng thứ 4

Ở tháng này các ngón tay và ngón chân của bé đã được xác định rõ chồi răng và xương trở nên cứng hơn. Ngoài ra nhịp tim của bé có thể nghe được qua dụng cụ Doppler.Các bộ phận như mí mắt, lông mày, lông mi, móng tay và tóc đã được hình thành. Hệ thần kinh của thai nhi cũng đang bắt đầu hoạt động, các cơ quan sinh dục đã phát triển đầy đủ. Vào cuối tháng thứ 4, em bé dài khoảng 14cm và nặng khoảng 200gr.

1.5. Tháng thứ 5

Khi thai nhi 5 tháng tuổi, mẹ có thể đã cảm nhận được những chuyển động của bé. Da của bé còn phủ một lớp màu trắng (gọi là chất vernix caseosa), có tác dụng bảo vệ làn da của bé khi tiếp xúc với môi trường nước ối trong bụng mẹ. Tháng thứ 5 tóc của bé cũng bắt đầu mọc và khắp người của bé được bao phủ bởi một lớp lông mềm gọi là lông tơ. Đến cuối tháng thứ 5 thai kỳ, em bé sẽ dài khoảng 25cm và nặng khoảng 315gr.

Sự thay đổi trong các giai đoạn phát triển của thai nhi suốt thai kỳ

Ở mỗi giai đoạn phát triển em bé có những thay đổi rõ rệt

1.6. Tháng thứ 6

Thời gian này, đôi mắt bé đã có thể đóng mở da của bé có màu đỏ, nhăn và lớp tĩnh mạch có thể nhìn được qua lớp da mỏng. Đặc biệt lúc này, bé đã có phản ứng với âm thanh bên ngoài bằng cách chuyển động hoặc đá, đạp trong bụng mẹ. Cuối tháng thứ 6, em bé sẽ dài khoảng 35cm và nặng khoảng 660gr.

1.7. Tháng thứ 7

Ở giai đoạn này, em bé sẽ chuyển động mạnh mẽ hơn và phản ứng rõ rệt hơn với âm thanh, ánh sáng từ bên ngoài. Trong tháng thứ 7 em bé tiếp tục tăng trưởng và tích trữ lớp mỡ dưới da. Kích thước thai nhi dài khoảng 41cm và nặng khoảng 1.5kg ở cuối tháng thứ 7.

1.8. Tháng thứ 8

Lúc này bộ não bé đang phát triển cực kì nhanh chóng, lượng mỡ trong cơ thể bé vẫn tiếp tục tăng lên. Ở tháng thứ 8, gần như các cơ quan trong cơ thể bé đã phát triển hoàn thiện nhưng phổi thì chưa trưởng thành hoàn toàn. Em bé ở cuối tháng thứ 8 dài khoảng 46cm và nặng khoảng 2.3kg.

1.9. Tháng thứ 9

Thai nhi tháng thứ 9 tiếp tục phát triển bé đã có những phản xạ rõ rệt như chớp mắt, nhắm mắt lại, xoay đầu, nắm tay khi tiếp xúc với âm thanh, ánh sáng hoặc bị đau… Lúc này phổi gần như đã trưởng thành hoàn toàn. Em bé cũng bắt đầu quay đầu xuống dưới, mặt úp vào trong bụng mẹ để dễ dàng chào đời. Do không gian trong tử cung đã khá chật hẹp mẹ có thể nhận thấy em bé ít chuyển động hơn. Em bé ở cuối tháng thứ 9 có cân nặng từ 2.8 – 3.5kg và đã sẵn sàng chào đời bất cứ lúc nào.

Sự thay đổi trong các giai đoạn phát triển của thai nhi suốt thai kỳ

Ở tháng thứ 9 em bé đã quay đầu

Theo các giai đoạn phát triển của thai nhi mẹ có thể điều chỉnh chế độ dinh dưỡng giúp em bé phát triển khỏe mạnh. Ngoài ra, mẹ bầu cũng nên khám thai định kỳ để có thể theo dõi sự phát triển của thai nhi một cách chặt chẽ và tốt nhất.

2. Thai sản trọn gói Bệnh viện Đa khoa quốc tế Bắc Hà - Lựa chọn hàng đầu của đông đảo mẹ bầu

Để có được thai kì khỏe mạnh và quá trình sinh nở nhẹ nhàng, an toàn, dịch vụ thai sản trọn gói tại Bệnh viện Bắc Hà là lựa chọn lý tưởng dành cho mẹ. Lựa chọn gói thai sản trọn gói tại đây mẹ sẽ được chăm sóc khám cùng các bác sĩ hàng đầu theo từng mốc phát triển của thai kì với sự hỗ trợ của các máy móc thiết bị y tế hàng đầu. Với các mốc khám được bố trí hợp lý theo từng mốc phát triển.

Sự thay đổi trong các giai đoạn phát triển của thai nhi suốt thai kỳ

Mẹ bầu luôn được theo dõi suốt thai kì bởi đội ngũ bác sĩ sản khoa hàng đầu tại Bệnh viện Bắc Hà

Ngoài ra mẹ cũng sẽ được tham gia lớp học tiền sản miễn phí giúp chuẩn bị tốt nhất cho quá trình sinh nở. Ngoài ra, Bắc Hà cũng giúp mẹ có được quá trình sinh nở thực sự nhẹ nhàng hạnh phúc với sự chăm sóc chu đáo chuyên nghiệp và không gian rộng rãi sang trọng tiện nghi  bậc nhất. Sau những tháng ngày bầu bí, mẹ có thể an tâm vượt cạn tại Bắc Hà mà không cần mang theo bất kì 1 vật dụng nào trong quá trình sinh nở.

Sự thay đổi trong các giai đoạn phát triển của thai nhi suốt thai kỳ

Mẹ bầu đi sinh như đi nghỉ dưỡng tại Bắc Hà

Trên đây là những thông tin về các giai đoạn phát triển của thai nhi, để được tư vấn hỗ trợ hoặc đặt lịch khám thai xin vui lòng liên hệ tổng đài 1900 8083.

 
 
 
Cam kết bảo mật thông tin