Dấu hiệu viêm loét dạ dày ai cũng nên biết

Dấu hiệu viêm loét dạ dày khá đa dạng, không dễ nhận biết. Phổ biến nhất là những cơn đau dữ dội khi dạ dày trống, không chứa thức ăn. Tham khảo ngay bài viết dưới đây để nắm rõ những triệu chứng cụ thể.

1. Những dấu hiệu viêm loét dạ dày

Dưới đây là những triệu chứng thường gặp của bệnh nhân mắc đau dạ dày, cụ thể:

  • Thường xuyên cảm thấy đầy hơi, khó tiêu, đặc biệt là khi ăn no
  • Nôn hoặc buồn nôn khi đói hoặc ăn một số loại thực phẩm
  • Cảm giác no giả hoặc không muốn ăn vì những cơn đau
  • Ợ hơi, ợ chua hoặc trào ngược axit khi đánh răng, uống nước

  • Khó ngủ, ngủ không ngon giấc, tăng tiết dịch dạ dày vào ban đêm
  • Cơ thể mệt mỏi, suy nhược, sút cân nhanh chóng
  • Nôn ra máu tươi (trào ngược dịch dạ dày có lẫn máu)
  • Đi cầu ra phân đen hoặc máu

Ngay khi phát hiện bất cứ dấu hiệu viêm loét dạ dày nào kể trên, bạn nên thăm khám bác sĩ trong thời gian sớm nhất. Các triệu chứng ban đầu có thể chưa gây biến chứng nghiêm trọng nhưng có thể diễn tiến âm thầm và trở nên trầm trọng hơn nếu không được điều trị kịp thời.

2. Các biến chứng của viêm loét dạ dày

Những dấu hiệu viêm loét dạ dày ở giai đoạn cấp tính là tình trạng không quá đáng ngại. Nhưng đây cũng là cơ hội điều trị bệnh khỏi hoàn toàn trước khi chuyển qua giai đoạn mãn tính. Trái ngược lại, bệnh sẽ rất khó điều trị khỏi hoàn toàn ở giai đoạn nặng, dẫn tới nhiều biến chứng nguy hiểm, đe dọa đến tính mạng người bệnh. 

Tuyệt đối không nên thờ ơ với những dấu hiệu viêm loét dạ dày để phòng tránh những biến chứng nguy hiểm như:

Xuất huyết tiêu hóa: Đây là một trong những biến chứng thường gặp nhất của căn bệnh viêm loét dạ dày. Tình trạng này có thể khiến bệnh nhân bị mất máu, nôn ra máu, đi gây chóng mặt, phân có máu đen, da tái nhợt,...

Thủng dạ dày: Đây được coi là một biến chứng vô cùng nguy hiểm. Nhiều bệnh nhân chủ quan với những dấu hiệu viêm loét dạ dày, khiến cho tình trạng diễn tiến nghiêm trọng, dẫn tới thủng dạ dày, gây đau bụng đột ngột, dữ dội.

Hẹp môn vị: Đây là tình trạng xơ hóa môn vị (nơi tiếp nối dạ dày và hành tá tràng), làm cản trở quá trình vận chuyển thức ăn trong ống tiêu hóa. Biến chứng này khiến cho bệnh nhân thường xuyên nôn ói, bụng óc ách thức ăn cũ và sút cân nhanh chóng.

Ung thư dạ dày: Đây là biến chứng nghiêm trọng nhất của bệnh viêm loét dạ dày. Sự thờ ơ với những dấu hiệu viêm loét dạ dày có thể tạo điều kiện cho sự hình thành những tổ chức tiền ung thư, dẫn tới sự phát triển của những khối u ác tính trong dạ dày.

3. Cách chẩn đoán viêm loét dạ dày chính xác

Những dấu hiệu viêm loét dạ dày là chưa đủ để bác sĩ đưa ra những chẩn đoán chính xác về bệnh. Vậy nên, bạn cũng cần thực hiện một số xét nghiệm và phương pháp kiểm tra bên cạnh việc trò chuyện với bác sĩ về những triệu chứng bạn gặp phải. Dưới đây là những cách chẩn đoán cần thiết để bác sĩ đưa ra những chẩn đoán về bệnh chính xác nhất.

3.1. Nội soi dạ dày

Ngay khi phát hiện những dấu hiệu viêm loét dạ dày, bác sĩ thường chỉ định nội soi tiêu hóa cho bệnh nhân. Đây vẫn luôn là phương pháp hiệu quả nhất và được áp dụng rộng rãi trong việc chẩn đoán tình trạng viêm loét dạ dày của bệnh nhân. Thông qua kết quả thăm dò, bác sĩ sẽ có cái nhìn trực quan về tình trạng bệnh, từ đó đưa ra những đánh giá chính xác về nguyên nhân, vị trí tổn thương cùng phương hướng điều trị tốt nhất.

Không chỉ kiểm tra những dấu hiệu viêm loét dạ dày, phương pháp nội soi còn giúp bác sĩ tiến hành cầm máu ở các ổ loét, lấy mẫu sinh thiết để xác định sơ bộ tình trạng nhiễm khuẩn H.Pylori (Helicobacter Pylori), hay thậm chí là phát hiện ung thư dạ dày từ giai đoạn sớm.

Một lưu ý quan trọng cho bệnh nhân đang có những dấu hiệu viêm loét dạ dày đã được chỉ định nội soi là nguy cơ lây nhiễm vi khuẩn H.Pylori khi dùng chung thiết bị. Mặc dù nguy cơ này là rất thấp nhưng lại rất thường gặp ở những cơ sở y tế kém chất lượng, chưa quan tâm đến việc kiểm soát nhiễm khuẩn.

Hiện nay, BV ĐKQT Bắc Hà tự là đơn vị y tế uy tín, sở hữu quy trình kiểm soát nhiễm khuẩn chặt chẽ, hạn chế tối đa nguy cơ lây nhiễm chéo. Bệnh nhân có dấu hiệu viêm loét dạ dày cũng hoàn toàn yên tâm với dịch vụ nội soi NBI siêu sạch:

  • Dụng cụ y tế chỉ được sử dụng một lần duy nhất
  • Đồ dùng cá nhân riêng biệt, được khử khuẩn đầy đủ
  • Bộ dây truyền dịch gây mê vô khuẩn, nguyên tem
  • Dây nội soi được vô trùng tuyệt đối

Công nghệ nội soi NBI hiện đại cũng giúp bạn xóa bỏ nỗi ám ảnh của công nghệ cũ. Hoàn toàn yên tâm với tiêu chí 3 không: Không đau - Không buồn nôn - Không khó chịu. Kiểm tra toàn bộ dấu hiệu viêm loét dạ dày chỉ sau một giấc ngủ trưa (20 - 30 phút).

3.2. Xét nghiệm kiểm tra nhiễm khuẩn HP khác

Bên cạnh phương pháp nội soi dạ dày, để xác định sự tồn tại của vi khuẩn H.Pylori, bác sĩ có thể chỉ định bệnh nhân có dấu hiệu viêm loét dạ dày thực hiện một số các xét nghiệm khác như:

  • Xét nghiệm máu ( phát hiện kháng thể kháng HP)
  • Xét nghiệm phân
  • Xét nghiệm hơi thở

Tuyệt đối không nên chủ quan với những dấu hiệu viêm loét dạ dày để tránh những nguy cơ gây hại cho sức khỏe. Bạn cũng nên chủ động nội soi dạ dày định kỳ 6 - 12 tháng để bệnh không chuyển sang giai đoạn mãn tính, phòng chống nguy cơ ung thư dạ dày. Bạn cũng có thể liên hệ với BV ĐKQT Bắc Hà qua m.me/benhvienbacha hoặc hotline: 0986 822 333 để được hỗ trợ.

 
 
 
Cam kết bảo mật thông tin