Trẻ bị sốt mọc răng và những điều cần biết

Mọc răng là một giai đoạn thú vị và quan trọng trong sự phát triển của trẻ. Đây là mốc quan trọng đánh dấu việc con bạn bước sang giai đoạn ăn các loại thức ăn khác ngoài sữa. Vậy khi trẻ bị sốt mọc răng cha mẹ cần làm gì? Và cần xử lí trẻ bị sốt khi mọc răng như thế nào? Quý phụ huynh có thể tham khảo các lưu ý dưới đây để biết cách xử trí phù hợp.

Trẻ thường mọc răng vào giai đoạn nào?

Mọc răng là một trong những mốc quan trọng trong giai đoạn đầu đời của bé, chứng tỏ bé đã “trưởng thành”. Thông thường, trẻ em mọc răng bị sốt, kèm theo đó là các triệu chứng khó chịu, đau nhức và quấy khóc rất nhiều. Các triệu chứng này có thể tự khỏi khi răng bé nhú lên.

Tuy nhiên, cũng có những trường hợp trẻ bị sốt là do những nguyên khác nhưng cha mẹ lại nhầm lẫn trẻ bị sốt do mọc răng nên khó có sự can thiệp kịp thời, dẫn đến nguy hiểm cho bé.

Với trẻ sơ sinh, trẻ bắt đầu mọc răng sữa trong khoảng thời gian từ 6 đến 8 tháng tuổi và hoàn thiện hàm răng sữa này đến khoảng 2 tuổi. Còn giai đoạn 5-12 tuổi là giai đoạn thay răng sữa bằng răng trưởng thành. Theo các bác sĩ, răng có vai trò quan trọng, giúp răng chính sau này mọc đúng hướng, đúng chiều, đúng vị trí.

Mọc răng là một trong những mốc quan trọng trong giai đoạn đầu đời của bé

Dấu hiệu nhận biết trẻ sốt mọc răng là gì?

Một số dấu hiệu dưới đây sẽ giúp bạn nhận biết được thời điểm trẻ bắt đầu mọc răng và sốt do mọc răng.

Dấu hiệu trẻ mọc răng

Khi bước vào giai đoạn mọc răng, trẻ thường có các dấu hiệu điển hình để bạn dễ dàng nhận như:

  • Chảy nước dãi nhiều
  • Cáu kỉnh
  • Hay quấy khóc
  • Hay cắn
  • Thích nhai
  • Nướu sưng to và đỏ
  • Bỏ bú
  • Trằn trọc khó ngủ
  • Nếu đã ăn dặm, bé có thể chán ăn hay bỏ ăn
  • Một số trẻ bị tiêu chảy (tướt mọc răng) và sốt mọc răng

Sốt là một trong những dấu hiệu trẻ mọc răng

Dấu hiệu trẻ sốt mọc răng

Bên cạnh dấu hiệu cáu kỉnh, khó ăn, khó ngủ, trẻ sốt mọc răng có một số dấu hiệu như:

  • Chảy nước mũi hoặc nghẹt mũi
  • Hắt hơi hoặc ho
  • Bé bị tiêu chảy, nôn
  • Phát ban

Khi bé bước vào giai đoạn mọc răng, nướu sưng căng có thể khiến nhiệt độ cơ thể của bé cao hơn bình thường một chút, nhưng sốt mọc răng thường không cao hoặc không tiêu chảy. Nếu sốt cao hơn 38°C và tiêu chảy, bé có thể đang bị một bệnh nào khác mà không phải sốt mọc răng. Do đó, hãy đưa con đến bác sĩ để được thăm khám và chẩn đoán kịp thời.

Phát ban- dấu hiệu trẻ sốt mọc răng

Trẻ bị sốt mọc răng cha mẹ cần làm gì?

Khi trẻ bị nóng cha mẹ nên nhanh chóng cặp nhiệt độ cho con. Nếu nhiệt độ cơ thể trẻ ở khoảng gần 38 độ C là bé sốt vừa, trên 38 độ C là bé sốt cao. Với trường hợp sốt cao nên đưa bé đến gặp bác sĩ để được thăm khám và có những hướng điều trị tốt nhất.

Chiếc răng đầu tiên bao giờ cũng khiến con đau nhất, bứt rứt và khó chịu. Những trường hợp sốt thường, cha mẹ có thể tự chăm sóc trẻ tại nhà bằng cách:

  • Giữ vệ sinh răng miệng: Cho con  uống nước lọc sau khi ăn, lau bằng khăn mềm, chải răng, làm thường xuyên và nhiều lần trong ngày.
  • Không để trẻ tiếp xúc với những đồ chơi vuông thành sắc cạnh, vì có thể con  sẽ “nhai” làm tổn thương đến lợi.
  • Ăn chuối giúp lợi của bé được xoa dịu, giảm sưng giúp con cảm thấy dễ chịu, không quấy phá và hạ sốt.
  • Khi sốt mẹ có thể lau người cho con bằng nước ấm. Nước ấm sẽ giúp cơ thể thoát nhiệt, giảm sốt nhanh hơn.
  • Mặc những trang phục thoải mái và thoáng để nhiệt có thể thoát ra.
  • Uống thuốc giảm đau theo đơn bác sĩ.

Khi trẻ sốt mọc răng cha mẹ cần cho con uống thuốc hạ sốt khi có sự hướng dẫn cảu bác sĩ

Thực phẩm khi trẻ mọc răng nên ăn

Tùy từng thời điểm mọc răng và tình trạng sức khỏe giai đoạn này mà chọn lựa dạng đồ ăn dặm phù hợp cho trẻ, một số dạng đồ ăn khi trẻ mọc răng nên ăn:

  • Thực phẩm dạng xay nhuyễn bởi trẻ đang trong giai đoạn ăn dặm, khẩu vị muốn ăn những món có mùi gần giống sữa, đồng thời mềm, dễ nuốt.
  • Cho bé ăn thêm bánh ăn dặm khi mọc thêm nhiều răng hơn, bởi lúc này bé thường bị ngứa răng và muốn nhai, cắn nhiều thứ xung quanh.
  • Luộc rau củ cho trẻ cầm ăn khi bước sang giai đoạn mọc nhiều hơn 5 chiếc răng, vừa giúp trẻ giải tỏa cảm giác ngứa nướu, vừa an toàn và bổ sung thêm nhiều chất xơ.
  • Cho uống thêm các loại đồ uống mát, nhiều vitamin C để ngăn ngừa tình trạng viêm nhiễm, lở loét nướu, lợi.

Khi trẻ bị sốt kèm theo tiêu chảy, nôn, phát ban cần đưa trẻ đi bệnh viện để được điều trị kịp thời

Lưu ý:

Trẻ sốt do mọc răng thường chỉ kéo dài trong vài ngày. Nếu bé bị sốt cao liên tục, nôn mửa có thể bị một bệnh khác chứ không phải do mọc răng. Cần đưa bé đến ngay bác sĩ để chẩn đoán và điều trị kịp thời. Bệnh viện Đa khoa Quốc Tế Bắc Hà khẳng định, sốt cao hơn 39 độ không nên quy kết cho bất cứ vấn đề gì về răng, bao gồm cả mọc răng.

Mọi thông tin chi tiết xin vui lòng liên hệ 1900 8083 để được hỗ trợ kịp thời.

 
 
 
Cam kết bảo mật thông tin