Các câu hỏi thường gặp về viêm khớp dạng thấp

1. Viêm khớp dạng thấp ở thanh thiếu niên diễn biến như thế nào?

Viêm khớp dạng thấp vị thanh niên là một bệnh mãn tính, hay xảy ra ở trẻ 16 tuổi trở xuống. Các triệu chứng bệnh thường giảm dần rồi khỏi sau nhiều tháng hoặc nhiều năm, nhưng có thể gây ra nhiều biến chứng như viêm mắt (dẫn đến đục thủy tinh thể, glaucoma), gảm tăng trưởng. Các thể bệnh chính:

  • Viêm ít khớp : chỉ tối đa 4 khớp bị tổn thương, chủ yếu là các khớp lớn như khớp gối. Trẻ em bị thể bệnh này có khi bị viêm mắt.
  • Viêm đa khớp : Nhiều khớp bị tổn thương (cả những khớp nhỏ). Khớp ở bàn tay và bàn chân dễ bị viêm nhất.
  • Viêm khớp hệ thống : Gây tổn thương ở nhiều vùng cơ thể, cả khớp và cơ quan nội tạng. Ngoài chứng sưng đau khớp, bệnh nhân bị sốt và nổi ban đỏ.

Các triệu chứng viêm khớp dạng thấp ở trẻ em

  • Khớp sưng kèm đau và cứng, nhất là vào buổi sáng hoặc sau giấc ngủ trưa. Bệnh ảnh hưởng nhiều nhất đến khớp gối, các khớp bàn tay và bàn chân.
  • Sốt và phát ban: Có thể xuất hiện và mất đi rất nhanh.
  • Sưng hạch bạch huyết: Chủ yếu xảy ra ở trẻ bị viêm đa khớp và viêm khớp hệ thống.

Cần đưa trẻ đến bác sĩ khi có dấu hiệu sưng khớp, khó vận động hoặc đi cà nhắc mà không rõ nguyên nhân, hoặc sốt cao hơn 2-3 ngày. Nếu đã được chuẩn đoán là viêm khớp dạng thấp, trẻ cần được bác sĩ theo dõi và điều trị. Trẻ bị viêm đa khớp và viêm khớp hệ thống cần được kiểm tra xem có bị viêm mắt không (6 tháng/lần). Trẻ bị viêm ít khớp cần khám mắt 3 tháng/lần.

2. Viêm khớp dạng thấp ở trẻ em là gì?

Viêm đa khớp dạng thấp ở trẻ em là một bệnh tự miễn (không do vi khuẩn), biểu hiện bởi tình trạng viêm bao khớp mãn tính và viêm một số cơ quan ngoài khớp. Bệnh thường gặp trẻ em từ 3 – 16 tuổi, có yếu tố di truyền và gia đình. Bệnh biểu hiện rất đa dạng, thay đổi theo từng thể.

Thể nhiều khớp và yếu tố dạng thấp âm tính là thể thường gặp, chiếm khoảng 20 -25%. Khới bệnh và diễn biến ở thể này thường nhẹ, tiên lượng tốt hơn các thể khác. Tổn thương lan tỏa nhiều khớp, các khớp nhỏ ở bàn tay, bàn chân, kể cả các ngón tay. Có hiện tượng sưng, nóng, đau nhưng rất ít khi có hiện tượng đỏ (khác với thấp khớp). Khớp sưng to do phù nể, tiết dịch, tràn dịch trong ổ khớp và dày bao khớp. Cử động thấy đau nhiều và bị giới hạn vị co thắt, bị tràn dịch. Khớp bị hủy hoại, xơ hóa gãy khớp, khó cử động, nhất là buổi sáng. Các dấu hiệu toàn thân kèm theo: sốt, mệt mỏi, biếng ăn, thiếu máu, gan, lách, hạch đều to…

Thể ít khớp kiểu thứ nhất thường gặp nhất. Bệnh xuất hiện sớm trước 4 tuổi, số khớp bị tổn thương ít, bắt đầu từ gối, cổ chân, khuỷu tay, cổ tay, ít khi tổn thương các khớp nhỏ, xương sống và khớp háng. Tổn thương không nặng, khớp ít bị hủy hoại. Trẻ rất hiếm khi bị tàn tật, nhưng thường có nguy cơ bị biến chứng mắt (30%), bị viêm mống mắt mãn tính trong vòng 10 năm đầu sau khi bị tổn thương ở khớp. Khi viêm mắt bị đỏ, đau, sợ ánh sáng và giảm thị lực. Tình trạng viêm ở mắt kéo dài có thể dẫn đến tăng nhãn áp, đục thủy tinh thể, teo nhãn cầu…

Thể ít khớp kiểu thứ hai khởi phát chậm sau 8 tuổi, bé trai gặp nhiều hơn bé gái, thường có yếu tố di truyền. Tổn thương khớp lớn ở hai chân, các khớp nhỏ ở ngón chân, hai tay và khớp thái dương hàm kèo theo có đau gân gót và bàn chân. Bệnh tiến triển lâu dài dẫn đến viêm cứng cột sống (viêm cột sống dính khớp) kèm theo hội chứng Reye (gồm viêm mống mắt, viêm niệu quản đái ra máu) hoặc viêm ruột mãn tính.

Trẻ bị viêm đa khớp dạng thấp cần được khám tại các cơ sở y tế chuyên sâu, bởi tình trạng viêm khớp trong bệnh này còn cần được phân biệt với các nguyên nhân viêm khớp khác như nhiễm khuẩn, thấp khớp, lao khớp, viêm khớp do virus, từ đó có định hướng điều trị hợp lý. Nguyên tắc điều trị cơ bản là chống viêm, giảm đau, điều trị triệu chứng toàn thân và phục hồi chức năng vận động của khớp. Bệnh nhân phục hồi chức năng nhanh hay chậm phụ thuộc vào từng thể bệnh, mức độ nặng nhẹ và sức đề kháng của mỗi người.

3. Đau lưng và cứng các khớp ngón tay vào buổi sáng mới ngủ dậy có phải viêm khớp không?

Người ta thường dễ bị nhầm lẫn giữa thoái hóa khớp và viêm khớp dạng thấp. Hai bệnh này đều có biểu hiện đau tại khớp và biến dạng khớp, cứng khớp vào buổi sáng. Có thể phân biệt như sau:

  • Thoái hóa khớp: Hiện tượng cứng khớp chỉ kéo dài 5-10 phút, dài nhất là 30 phút, khu trú ở vài khớp bị thoái hóa như khớp gối, khớp háng, cột sống cổ, thắt lưng, khớp gót chân,… Đau có thể xuất hiện tại một hoặc hai khớp, không sưng,        nóng, đỏ tại khớp.
  • Trong trường hợp thoái hóa khớp ở cột sống thắt lưng, giai đoạn đầu người bệnh sẽ đau lưng nhiều vào buổi sáng, khi mới ngủ dậy. Nhưng kéo dài không quá 30 phút, sau đó giảm dần và hết hẳn, người bệnh vẫn làm việc bình thường. Nếu bệnh tiến triển nặng lên, bệnh nhân sẽ đau lưng cả ngày, đau tăng khi làm việc nhiều và giảm khi nghỉ ngơi.
  • Viêm khớp dạng thấp: Tình trạng cứng khớp kéo dài lâu hơn, có khi tới vài giờ; xảy ra ở nhiều khớp và đối xứng cả hai bên; thường có biến dạng khớp. Đau thường kèm theo sưng to hay nóng đỏ.

4. Thời tiết và bệnh viêm khớp

  • Nhiều người bị bệnh viêm khớp có thể cảm thấy và dự báo được thời tiết mỗi khi khí hậu thay đổi là cơn đau tăng lên. Nhiều khảo sát đã cho thấy, khoảng 70% người bị viêm khớp rất nhạy cảm với thời tiết. Tuy chưa có cách giải thích thỏa đáng về hiện tượng này nhưng các nhà nghiên cứu về bệnh khớp vẫn không phủ nhận hoàn toàn. Vì bệnh viêm khớp xảy ra trên mọi miền của trái đất, do đó các nhà khoa học không cho rằng khí hậu là nguyên nhân gây ra viêm khớp. Những thay đổi về thời tiết chỉ ảnh hưởng đến mức độ đau của người bệnh chứ không phải là nguyên nhân gây bệnh.
  • Các nghiên cứu cho thấy, ở bất cứ thể viêm khớp nào (thấp khớp, viêm xương khớp,.. ) bệnh nhân cũng thấy cơn đau nặng hơn khi nhiệt độ giảm và độ ẩm tăng. Viêm xương khớp và đau xơ cơ là những thể bệnh nhạy cảm nhất với sự thay đổi thời tiết. Phụ nữ cũng nhạy cảm hơn nam giới về mặt này.

5. Bị đau khi co duỗi các ngón tay có phải viêm khớp dạng thấp hay không?

  • Các dấu hiệu đau khi co duỗi ngón giữa bàn tay (nhất là lúc buổi sáng khi mới thức dậy), vận động một lúc mới đỡ, ngón giữa cứng, khó co duỗi, nếu cố co vào thì phải lấy tay kia kéo ra chứ không tự kéo ra được… có thể là một triệu chứng trong viêm bao gân, viêm gân trong bệnh viêm khớp dạng thấp. Đó cũng có thể là triệu chứng ngón tay lò xo (hay ngón tay cò súng) do viêm gân gấp ngón giữa bàn tay, xơ hóa các tổ chứ phần mềm ở bàn tay và ngón tay trong bệnh thoái hóa khớp hay các bệnh lý do chèn ép thần kinh giữa.
  • Các bệnh này có cách điều trị và tiên lượng khác nhau. Khi có bệnh nên tới khoa xương khớp của các bệnh viện để được khám, đo điện cơ và làm các xét nghiệm cần thiết nhằm chuẩn đoán bệnh. Tùy thuộc vào chuẩn đoán, bác sĩ hướng dẫn cách điều trị và tập luyện thích hợp. Nếu không chữa, bệnh có thể nặng thêm, hạn chế vận động, ảnh hưởng tới các chức năng của bàn tay, thậm chí có thể gây ảnh hưởng toàn thân (nếu là bệnh viêm khớp dạng thấp).

6. Đau nhức, nhức mỏi 2 khớp gối và khuỷu tay khi leo cầu thang có phải biểu hiện viêm khớp dạng thấp không?

  • Viêm khớp dạng thấp là một bệnh tự miễn dịch, thường gặp ở phụ nữ tuổi trung niên với biểu hiện toàn thân như mệt mỏi, gầy sút, thiếu máu, teo cơ, viêm gân. Tổn thương thường là khuỷa tay hoặc gần khớp gối. Sưng đau khớp trong bệnh này thường có tính đối xưng ở các vùng khớp nhỏ bàn tay, bàn chân, khớp gối, khuỷu. Vùng da và các tổ chức quanh khớp mềm, nóng do hiện tượng viêm.
  • Bệnh thoái hóa khớp không có những biểu hiện toàn thân kể trên. Các khớp hay bị đau là cột sống thắt lưng, đốt sống cổ, khớp gối, khớp háng. Vùng quanh khớp bị tổn thương thường cứng và lạnh do mọc các gai xương. Lớp mỡ quanh khớp phì đại mà không phải do viêm. Đau tăng khi vận động, giảm khi nghỉ ngơi.
  • Muốn có chuẩn đoán chính xác và cách điều trị cụ thể, cần đi khám ở chuyên khoa xương khớp và chụp X-Quang các vị trí đau.

 
 
 
Cam kết bảo mật thông tin