Viêm amidan, khi nào mới nên cắt?

Viêm amidan là bệnh thường gặp trong các bệnh lý tai mũi họng và thường gặp ở trẻ em.. Dù không gây quá nhiều nguy hiểm nhưng bệnh thường tái đi tái lại, dễ gây biến chứng và ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ. Chính vì vậy, viêm amidan khi nào cần cắt được rất nhiều người quan tâm.

Dấu hiệu nhận biết viêm amidan

- Khô họng, hơi thở có mùi: Nguyên nhân là do các vi khuẩn tích tụ trong hố amidan và các dịch mủ tồn đọng trong hố amidan gây tắc nghẽn. Triệu chứng thường gặp là hơi thở có mùi, khô họng, ngứa họng và cảm giác họng có dị vật 

- Amidan phì đại: Triệu chứng thường gặp đó là khó khăn trong việc nuốt, giọng nói không rõ ràng, hệ hô hấp không thoát hoặc ngáy ngủ. Việc amidan phì đại quá mức có thể gây ra việc rối loạn cộng hưởng hơi thở, tiếng nói và việc nuốt. 

- Biểu hiện toàn thân: Amidan và vòm miệng cuống lưỡi có hiện tượng xuất huyết, trong hốc miệng có thấy những chấm mủ trắng, hoặc vàng. Bệnh nhân có hạch bạch huyết trong cổ, đặc biệt là hạch bạch huyết ở thành sau hàm dưới đỏ và sưng to và đau. Lượng tế bào bạch huyết tăng đáng kể.

- Phản ứng phụ: Khi bị viêm amidan, các chất dịch tiết ra và đi xuống dạ dày, từ đó các độc tố tiết ra được hấp thụ và gây phản ứng phụ toàn thân như: sốt, khó tiêu hóa, chán ăn, mệt mỏi, sút cân, đau đầu và một số triệu chứng khác.

Viêm amidan gây biến chứng gì?

Một số biến chứng khi bị viêm amidan: 

- Áp-xe quanh amidan: Sau khi viêm amidan nhiều lần thường gặp phải trường hợp áp-xe quanh amidan và gặp phải tình trạng khó nuốt, sưng họng, nói không ra tiếng, đau đầu, sốt cao. hơi thở hôi, chảy nước dãi do không nuốt được 

- Nổi ban, nổi hạch, đau họng, nhức đầu, ói mửa, sốt cao, amidan sưng to, họng đỏ, lưỡi đỏ, nhịp tim nhanh do các độc tố của liên cầu khuẩn gây ra. Một số trường hợp nặng còn khiến bệnh nhân bị biến chứng viêm màng ngoài  tim cấp, viêm cơ tim, viêm nội mạc tim, viêm tai giữa. 

- Viêm khớp cấp: Các triệu chứng thường gặp là sưng, nóng, đỏ đau các khớp cổ tay, đầu gối, các ngón tay, ngón chân, người mệt mỏi, uể oải. Sau biến chứng viêm khớp thường dẫn đến bệnh lý màng tim.

- Viêm cầu thận: Bệnh nhân có hiện tượng phù chân, phù mặt khi ngủ dậy

- Rối loạn nhịp thở khi ngủ: Biến chứng của viêm amidan gây rối loạn nhịp thở khi ngủ và xuất hiện các triệu chứng khác như ngủ ngáy thậm chí là thiếu oxy gây ngạt thở, ngủ không yên giấc. 

Khi nào cần cắt amidan? 

Khi trẻ bị nhiễm amidan, nhiều bố mẹ lo lắng và muốn đưa đến bác sĩ để cắt tránh viêm. Tuy nhiên quan niệm này lại hoàn toàn sai lầm và trên thực tế, chỉ định cắt amidan là rất hạn chế vì các lợi ích của amidan đối với cơ thể trẻ em. Khi viêm nhẹ, bác sĩ cho rằng không cần thiết phải cắt. Trừ những trường hợp viêm nhiều mới nên loại bỏ và cần đến bệnh viện để được các bác sĩ chuyên khoa điều trị đúng cách. 

Một số trường hợp cần cắt amidan: 

- Viêm amidan nhiều đợt cấp, từ 5-6 lần trong một năm. Viêm amidan gây nên những biến chứng như viêm tai giữa, viêm xoang hoặc các biến chứng nặng như thấp tim, viêm khớp, viêm cầu thận.

- Trường hợp amidan có kích thước quá to, gây cản trở ăn uống, ngủ ngáy, ngưng thở trong lúc ngủ hoặc nhiễm khuẩn tái phát nhiều lần làm ảnh hưởng chất lượng sống của người bệnh... thì cũng nên cắt.

- Ngoài ra, amidan còn được chỉ định cắt khi có nhiều ngóc ngách chứa nhiều chất tiết gây hôi miệng, nuốt vướng hoặc nghi ngờ ác tính.

 
 
 
Cam kết bảo mật thông tin